Công ước HS là gì? Những vấn đề liên quan đến công ước HS

Trong quy trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, một trong những công việc quan trọng mà không thể bỏ qua là tra mã HS:

Đối với Chính phủ, Mã HS là công cụ xác định các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu để thực hiện thu thuế và các nghĩa vụ khác; thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán thương mại quốc tế.

Đối với Doanh nghiệp, Mã HS đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp. Nếu phân loại sai, doanh nghiệp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí. Ngược lại, nếu hàng hóa được phân loại một cách chính xác, doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích từ các FTA.

1.    Công ước HS

Công ước HS – Công ước Quốc tế về hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá.

Cơ quan xây dựng và điều hành: WCO

Thông  qua tại Brussels năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1988

Hiện nay có khoảng 179 tổ chức Hải Quan trên Thế giới sử dụng và tham gia Công ước HS.  Việt Nam tham gia công ước HS ngày 01/07/1993 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2000.

Công ước này áp dụng với hơn 98% thương mại hàng hoá.

Các lần sửa đổi: 1992, 1996, 2002, 2007, 2012, 2017.

2.    Mục tiêu của công ước HS

Công ước HS được xây dựng với các mục tiêu sau:
+ Thuận lợi hoá thương mại quốc tế

+ Áp dụng trong quản lý, điều hành lưu thông hàng hoá nội địa và quốc tế

3.Cấu trúc công ước HS

3.1 Phần thân

Bao gồm :

+ Lời mở đầu
+ Các điều khoản từ 1 – 20

Các điều khoản từ 1 – 20:

Điều 1: Khái niệm các thuật ngữ

Điều 2: Phụ lục

Điều 3: Trách nhiệm của các nước thành viên

Điều 4: Chấp nhận áp dụng từng phần của các nước đang phát triển

Điều 5: Hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển

Điều 6: Công ước HS

Điều 7: Chức năng của uỷ ban HS

Điều 8: Vai trò Hội đồng hợp tác Hải quan

Điều 9: Thuế quan

Điều 10: Giải quyết tranh chấp

Điều 11: Điều kiến trở thành thành viên công ước

Điều 12: Thủ tục trở thành thành viên công ước

Điều 13: Hiệu lực

Điều 14: Áp dụng HS tại các vùng lãnh thổ phụ thuộc

Điều 15: Rút khỏi Công ước

Điều 16: Thủ tục sửa đổi

Điều 17: Quyền của các bên tham gia

Điều 18: Bảo lưu

Điều 19: Thông báo của Tổng thư ký

Điều 20: Đăng ký tại Liên Hợp Quốc

3.2 Phụ lục Công ước HS

3.2.1 Quy tắc tổng quát giải thích Hệ thống hài hoà và mô tả

3.2.2 Chú giải Phần, Chương, Phân nhóm

3.2.3 Mã số nhóm, phân nhóm

4. Danh mục HS

4.1 Cấp độ chi tiết

– Gồm 21 phần, 97 chương, 1039 nhóm và 1859 phân nhóm

– Cấp độ chi tiết của HS:
        Phân nhóm < Nhóm < Chương < Phần

Trong đó cấp độ phân nhóm là chi tiết nhất và Phần bao quát nhất.


4.2 Cấu trúc mã số


-Cấu trúc mã số:
+ Cấu trúc mã số nhóm hàng:

                2 Chữ số đầu: Số chương

                Số thứ 3 và 4: vị trí của nhóm hàng trong Chương

+ Cấu trúc mã số phân nhóm hàng: Mỗi nhóm hàng có thể được chia tiếp thành 2 hay nhiều phân nhóm

4.3 Vai trò của các dấu câu:

– Dấu phẩy (,) : phân tách từng mặt hàng trong một loạt các mặt hàng được liệt kê trong mô tả hàng hoá hoặc diễn giải một loạt các tiêu chí mô tả được sử dụng.

– Dấu chấm phấy (;) : Thể hiện sự ngắt câu đầy đủ, phân tách các mặt hàng trong đoạn mô tả thành các phần độc lập nhau.

– Dấu hai chấm (: ) : Cho biết là sẽ có một danh sách các mặt hàng liệt kê ngay sau đó hoặc sẽ có sự phân chia thành các phân nhóm hàng tiếp theo.

– Dấu chấm: Thể hiện sự kết thúc của một câu/đoạn mô tả tập hợp hàng hoá trong nhóm hàng.

4.4 Diễn giải của chú giải pháp lý

4.4.1 Chú giải pháp lý và sự áp dụng của chúng

Chức năng: Xác định phạm vi và giới hạn của từng Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm

Chú giải Phần, Chương: Chú giải này xác định phạm vi của từng Phần, Chương và Nhóm hàng

Chú giải Phân nhóm: Chú giải này chỉ diễn giải cho phân nhóm

4.4.2 Cách diễn giải của chú giải pháp lý

Chú giải loại trừ: Giới hạn phạm vi của Phần, chương, nhóm và phân nhóm

Chú giải định nghĩa: Khái niệm phạm vi của các từ, nhóm từ hay cách diễn đạt khác

Chú giải định hướng: Định hướng để làm thế nào phân loại một hàng hoá cụ thể

Chú giải bao gồm: Bao trùm một danh sách không giới hạn các ví dụ hàng hoá điển hình được phân loại vào một nhóm cụ thể

5. Các ấn phẩm bổ sung

Để góp phần giúp cho việc áp dụng trở nên dễ dàng, thống nhất giải thích mã HS, bạn có thể tham khảo các ấn phẩm bổ sung:

5.1 Chú giải chi tiết

– Là sự giải thích chính thức của HS

– Là phần bổ sung không thể thiếu của HS

5.2 Tập hợp ý kiến phân loại

– Trình bày theo thứ tự của nhóm, phân nhóm theo HS

– Do WCO thông qua

– Có tính cụ thể, thực tiễn

5.3 Danh mục phân loại theo bảng chữ cái

– Danh mục hàng hoá và sản phẩm đề cập trong HS và Chú giải chi tiết được sắp xếp theo trật tự chữ cái.

– Do WCO phát hành

6. Quy tắc tổng quát giải thích hệ thống hài hoà và mô tả hàng hoá

6.1 Tổng quát

Gồm có 6 quy tắc tổng quát giải thích phân loại hàng hoá:

Là phần không thể tách rời của HS

Nhằm thống nhất các cách phân loại hàng hoá

Từ quy tắc 1 đến quy tắc 4 phải áp dụng theo trình tự

Quy tắc 5 áp dụng cho trường hợp riêng, 5 quy tắc đầu liên quan đến nhóm 4 số.

Quy tắc 6 liên quan đến phân loại ở cấp phân nhóm 5 hoặc 6 số

6.2 Nội dung 6 quy tắc tổng quát giải thích phân loại hàng hoá

 Quy tắc 1

Tên của phần, chương hoặc phân chương chỉ nhằm mục đích để tra cứu.

Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hoá phải được xác định:

– Theo lời lẽ của từng nhóm và bất kỳ chú giải các phần, chương liên quan.

– Theo các quy tắc tiếp theo nếu các nhóm hoặc chú giải đó không có yêu cầu nào khác.

 Quy tắc 2

* Quy tắc 2(a):

Chia làm 2 phần:

– Chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện.

VD: Ô tô không bánh xe, phôi chìa khoá, xe chưa có yên

– Chưa lắp ráp hoặc tháo rời: Được phân loại như sản phẩm hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện.

VD: Các thiết bị máy móc linh kiện như băng chuyền, máy xát gạo,…

* Quy tắc 2(b):

Hỗn hợp hay hợp chất

– Nếu một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó.

– Hàng hoá làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm.

– Việc phân loại những loại hàng hoá làm bằng hai loại hay nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo quy tắc 3.

* Điều kiện áp dụng:

– Quy tắc 2(b) chỉ áp dụng cho những nhóm hàng trong đó đề cập đến:

+ Một loại nguyên liệu, hoặc chất liệu

+ Hàng hoá được làm từ một loại nguyên liệu hay chất liệu nhất định.

– Chỉ áp dụng quy tắc 2(b) khi nội dung của nhóm hay chú giải của phần hoặc chương không có yêu cầu nào khác

 Quy tắc 3

Chỉ áp dụng quy tắc này nếu nội dung của nhóm hay chú giải của phần hoặc chương không có yêu cầu nào khác

* Quy tắc 3(a)

Mô tả cụ thể được ưu tiên lựa chọn hơn mô tả khái quát

Khi có hai hoặc nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần nguyên liệu hoặc chất cấu thành nên hàng hoá hỗn hợp, hàng hoá hợp chất hoặc chỉ liên quan đến một phần trong bộ đóng gói để bán lẻ thì mỗi nhóm được xem là có đặc trưng ngang nhau ngay cả khi một trong số các nhóm đó mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn.

* Quy tắc 3(b)

Khi không thể phân loại theo quy tắc 3(a) thì áp dụng quy tắc 3(b)

Hàng hoá là hỗn hợp, hợp chất của nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc làm từ các phần khác nhau và hàng hoá ở dạng bộ để bán lẻ.

Theo nguyên liệu hay thành phần mang lại đặc trưng cơ bản cho hàng hoá

Các đặc trưng cơ bản:

– Bản chất của nguyên liệu hay thành phần: kích thước, số lượng, giá trị, chất lượng, số lượng

– Nguyên liệu chính của thành phần mang lại công dụng chính của hàng hoá đó.

Hàng hoá ở dạng bộ bán lẻ:

– Phải bao gồm ít nhất hai sản phẩm khác nhau, có thể được phân loại ở các nhóm khác nhau.

– Phải bao gồm hàng hoá được xếp đặt cùng nhau để đáp ứng nhu cầu nhất định hoặc thực hiện một chức năng xác định.

– Phải được xắp xếp theo cách thích hợp để bán trực tiếp cho người sử mà không cần đóng gói lại

* Quy tắc 3(c)

Khi không áp dụng được theo quy tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hoá sẽ được phân loại theo quy tắc 3(c). Theo quy tắc này thì hàng hoá sẽ được phân vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại

Quy tắc 4

Hàng hoá không thể phân loại theo đúng các quy tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hoá giống chúng nhất

Quy tắc 5

* Quy tắc 5(a) Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự

– Quy tắc này chỉ áp dụng cho các bao bì ở các dạng cơ bản sau:

+ Thích hợp riêng hoặc có hình dạng đặc biệt để đựng một loại hàng hoặc bộ hàng xác định, tức là bao bì thiết kế đặc thù để chứa đựng hàng hoá đó, một số loại bao bì có thể có hình dáng của hàng hoá mà nó chứa đựng.

+ Có thể sử dụng lâu dài, tức là chúng được thiết kế để có độ bền dùng cùng hàng hoá ở trong. Những bao bì này cũng để bảo quản hàng hoá khi chưa sử dụng. Đặc tính này cho phép phân biệt chúng với những loại bao bì đơn giản.

+ Được trình bày với hàng hoá chứa đựng trong chúng, các hàng hoá này có thể được đóng gói riêng hoặc không để thuận tiện cho việc vận chuyển. Trường hợp bao bì trình bày riêng lẻ được phân loại theo nhóm thích hợp với chúng.

+ Là loại bao bì thường được bán với hàng hoá chứa đựng trong nó và không mang tính chất cơ bản của bộ hàng.

* Quy tắc 5(b) Bao bì

– Quy tắc này quy định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hoá. Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì có thể dùng lặp lại, ví dụ trong trường hợp thùng kim loại hoặc bình sắt, thép đựng khí đốt dạng nén hoặc dạng lỏng.

– Quy tắc này liên quan trực tiếp đến quy tắc 5(a). Bởi vậy việc phân loại những bao, túi và bao bì tương tự thuộc loại đã nêu tại Quy tắc 5(a) phải áp dụng theo quy tắc 5(a)

Quy tắc 6

Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hoá vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, các chú giải phân nhóm có liên quan, và những quy tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được.

Theo quy tắc này thì các chú giải phần và chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.

* Chú giải Quy tắc 6

– Với những sửa đổi chi tiết cho thích hợp, các Quy tắc từ 1 đến 5 điều chỉnh việc phân loại ở cấp độ phân nhóm trong cùng một nhóm.

– Theo quy tắc 6, những cụm từ dưới đây có các nghĩa được quy định sau:

+ “Các phân nhóm cùng cấp độ” phân nhóm một gạch (cấp độ 1) hoặc phân nhóm hai gạch (cấp độ 2)

Do đó, khi xem xét tính phù hợp của hai hay nhiều phân nhóm một gạch trong một phân nhóm theo quy tắc 3(a), tính mô tả đặc trưng hoặc giống hàng hoá cần phân loại nhất chỉ được đánh giá trên cơ sở nội dung của các phân nhóm một gạch có liên quan. Khi đã xác định được phân nhóm một gạch đó có mô tả đặc trưng nhất thì phân nhóm một gạch đó được chọn. Khi các phân nhóm một gạchh được phân chia tiếp thì phải xem xét nội dung của các phân nhóm hai gạch để xác định lựa chọn phân nhóm hai gạch phù hợp nhất cho hàng hoá cần phân loại.

+ “ Trừ khi nội dung của phân nhóm có yêu cầu khác”, có nghĩa là trừ khi những chú giải của phần hoặc chương có nội dung không phù hợp với nội dung của phân nhóm hàng hoặc chú giải phân nhóm.