Phân biệt vận chuyển tiểu ngạch và chính ngạch

NHẬP HÀNG TRUNG QUỐC THEO CON ĐƯỜNG CHÍNH NGẠCH VÀ TIỂU NGẠCH KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Vận chuyển chính ngạch

  Đầu tiên, chúng ta cùng làm rõ thế nào là chính ngạch?

 Chính ngạch là hình thức nhập khẩu chính thống thông qua các cửa khẩu quốc tế giữa Trung Quốc và Việt Nam như Hữu Nghị – Lạng Sơn, Móng Cái -Quảng Ninh, Kim Thành – Lào Cai,…Đường biển thì có các cảng lớn như : Hải Phòng, Cát Lái, Đà Nẵng,..

                        

                              Một con tàu Evergreen đang vận chuyển hàng hoá

Cách nhập khẩu hàng Trung Quốc chính ngạch này cần một quy trình thủ tục khá phức tạp và yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ. Đầu tiên 2 bên đối tác cần ký kết Hợp đồng Ngoại thương, trong bản hợp đồng phải có đầy đủ các thông tin bao gồm: người mua, người bán, địa chỉ liên lạc, tên mặt hàng (Commodity), số lượng (quantity), chất lượng (quanlity), giá cả (Price), Điều khoản giao hàng (tham chiếu theo các điều khoản Incotearms 2002, 2010 hoặc 2020,..), Phương thức thanh toán (Payment), Packing, Insurance, Điều khoản bảo hành (Warranty), các vấn đề liên quan đến trường hợp bất khả kháng, trách nhiệm, điều khoản phạt  và bồi thường cũng như trọng tài Quốc tế,…Đi kèm theo bản hợp đồng còn có các hoá đơn Thương mại (Invoice) như Hối phiếu, CO,.. 

Thông thường với những đơn vị kinh doanh lớn, khối lượng hàng đi nhiều thì hàng  hoá sẽ được tập kết tại phân xưởng hoặc tại một địa điểm nào đó khác kho hàng, hàng hoá sẽ được bốc lên container đển địa điểm làm thủ tục xuất khẩu và vận chuyển qua cửa khẩu đến nước nhập khẩu.

Đối với trường hợp xuất nhập khẩu chính ngạch bằng đường biển thì cần book tàu, chuẩn bị cont chứa hàng, bốc hàng lên tàu. Sau khi hàng hoá tới cửa khẩu thuộc Việt Nam, được thông quan với sự giám sát và kiểm hoá của cơ quan Hải quan.

Nếu thông quan thuận lợi và không có vấn đề gì, Hải quan thông báo nhà nhập khẩu nộp thuế bao gồm thuế nhập khẩu ( tuỳ thuộc vào mặt hàng, mã HS, các ưu đãi xuất nhập khẩu dành cho những nước ký kết hiệp định song phương, đa phương,..)

Ngoài ra còn các thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế VAT (10%) , thuế Quản lý và bảo vệ môi trường,….và cầm theo Bộ chứng từ đến nhận hàng.

Tuy nhiên, với những lượng hàng không nhiều, dao động trong khoảng 1 tấn đến vài tấn, chưa thể đủ để đi theo cont mà cần tiến hành gom hàng tại các đầu tập kết. Thời gian gom hàng dao động trong khoảng 4 – 5 ngày để đủ cont và xếp hàng vận chuyển đến thông quan và về Việt Nam ( trung bình tổng thời gian gom một cont hàng cho đến khi vận chuyển về kho Việt Nam mất khoảng 10 – 15 ngày) nếu tình hình đường biên và thông quan thuận lợi.

Như vậy có thể thấy rằng vận chuyển theo con đường này có ưu điểm là tính ổn định, an toàn, hàng hoá xuất trình được hoá đơn nộp thuế đầy đủ theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên nhược điểm của vận chuyển chính ngạch là thời gian hàng về lâu, chi phí cao, thường cao hơn 20 – 35% so với vận chuyển tiểu ngạch.

Tuỳ thuộc vào kế hoạch bán hàng và mô hình kinh doanh bạn cần cân nhắc giữa việc lựa chọn con đường vận chuyển chính ngạch hay tiểu ngạch sao cho hợp lý.

Vận chuyển tiểu ngạch

Hình thức tiểu ngạch được hiểu đơn giản là thông qua các cửa khẩu phụ, nhỏ lẻ, cư dân biên giới giao thương mà vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam.

 Trước đây, hình thức này thường được dân buôn gọi với cái tên “vác hàng qua đồi”. Có nghĩa là hàng hoá sẽ được tập trung tại một điểm phía bên kia biên giới và vận chuyển sang một điểm tập kết tại Việt Nam gần đó. Sau đó người ta thuê “cửu vạn” – người bốc vác thuê bằng một con đường hay lối mòn nào đó vác hàng từ biên giới qua đồi để đến một điểm giao thông thuận lợi và cho hàng lên xe tải và vận chuyển về Trung tâm, có thể là Hà Nội hoặc các tỉnh thành lân cận.

Theo cách này các chủ buôn không cần phải nộp thuế cho nhà nước mà chỉ cần bỏ tiền công thuê các cửu vạn vận chuyển hàng qua đồi cho mình. Nói đơn giản thì đây là hình thức vận chuyển hàng hoá trốn thuế, trái pháp luật.

Tuy nhiên vài năm trở lại đây, do sự quản lý của nhà nước và kiểm tra sát sao của bộ đội biên phòng nên hình thức này cũng dần hạn chế nên ít dân buôn lựa chọn. Hơn nữa vận chuyển theo cách này rủi ro cao và tính an toàn thấp, khối lượng vận chuyển cũng không nhiều, trung bình mỗi lần vận chuyển không quá 500kg. 

Ngày nay, nhận ra điểm yếu của việc vận chuyển hàng qua đồi nên hình thức này không còn được ưa chuộng nữa. Thay vào đó được chuyển đổi sang hình thức khác phổ biến và an toàn hơn – vận chuyển tiểu ngạch.

Với hình thức này, hàng hoá sẽ được đóng bao gom tại một điểm tập kết hàng tại Trung Quốc, ví dụ như Quảng Châu, Đông Hưng hay Bằng Tường, sau đó sẽ có một nhà vận chuyển chuyên thu gom các bao hàng từ các kho và kéo hàng về Cửa khẩu để thông quan. Tại đây, chủ bên vận chuyển sẽ đứng ra làm luật với Hải quan, khai báo các mặt hàng, hàng hoá sẽ được kiểm hoá và vận chuyển về kho tổng tại Việt Nam. 

Hàng hoá đi theo con đường vận chuyển này có ưu điểm là nhanh chóng ( tuỳ thuộc vào tình hình đường biên, thời gian dao động khoảng 3 – 5 ngày), đơn giản, không mất thuế cho nhà nước mà chỉ cần mất phí vận chuyển cho đơn vị nhận chuyển hàng (thường phí này tính theo cân, đối với trường hợp hàng hoá cồng kềnh thì áp dụng tính khối). Do đó chi phí vận chuyển thường thấp hơn nhiều so với vận chuyển chính ngạch.


Tuy nhiên cũng vì phụ thuộc vào tình hình biên giới nên hàng đi tiểu ngạch có tính ổn định không cao, có đợt hàng về nhanh, đợt thì về chậm và không may thì có lô hàng còn bị kiểm hoá và thu giữ. Ngoài ra hàng đi tiểu ngạch không xuất trình được hoá đơn nên bạn cũng cần xem xét mô hình kinh doanh của mình để lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp.


                  Chợ buôn tiểu ngạch Lũng Vài – Bằng Tường

Vậy thì nên lựa chọn con đường tiểu ngạch hay chính ngạch?

                    Bảng so sánh vận chuyển tiểu ngạch và chính ngạch

Vận chuyển chính ngạch hay tiểu ngạch đều là hình thức xuất nhập khẩu hàng hoá phổ biến được dân buôn và các nhà kinh doanh lựa chọn sử dụng.
Tuy nhiên mỗi hình thức vận chuyển đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Vì thế việc lựa chọn con đường vận chuyển tiểu ngạch hay chính ngạch còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh, yêu cầu với hàng hoá ( có cần giấy tờ, chứng từ đầy đủ không) và loại hàng nhập khẩu,…

Đối với những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, bán hàng qua các trang mạng phổ biến hiện nay như Zalo, Facebook, Shopee hay Lazada,…với lượng hàng không quá lớn và giá trị thấp thì xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức được ưu tiên lựa chọn vì không mất thuế suất, thủ tục dễ dàng. Chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch và chịu phí biên mậu là bạn có thể xuất được hàng mà không cần hoá đơn, hợp đồng ngoại thương và các loại chứng từ có liên quan như là chính ngạch. 

Tuy nhiên, một điều chúng ta cần quan tâm khi vận chuyển theo con đường tiểu ngạch là không có tính ổn định và an toàn cao như chính ngạch. Tuỳ vào tình hình biên giới và các yếu tố khách quan, hàng có thể về nhanh hoặc về chậm, trong năm có những đợt biên tắc thì thời gian chờ hàng về tương đối lâu và trường hợp xấu nhất còn có thể bị mất hàng,..

Vận chuyển chính ngạch có hợp đồng mua bán đầy đủ, ràng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và thông lệ quốc tế. Vì vậy, hình thức này thường được sử dụng phổ biến trong mua bán quốc tế với hợp đồng mua bán lớn. Với mô hình kinh doanh tốt, khối lượng hàng hoá nhiều (đơn vị MT) và một số loại hàng hoá đặc thù thì ưu tiên hàng đầu dành cho bạn vẫn là vận chuyển chính ngạch. 

Đồng thời nếu bạn yêu cầu hoá đơn và các loại giấy tờ, chứng từ liên quan đến hàng hoá như C / O, quanlity,..thì bắt buộc phải đi theo con đường xuất nhập khẩu chính ngạch. Với sự phát triển của nghiệp vụ xuất nhập khẩu, sự minh bạch cải tiến trong thủ tục Hải quan, hiện nay việc thông quan các đơn hàng nhỏ đều được xử lý dễ dàng với chi phí thấp.

Hy vọng với bài viết trên các bạn có thể phân biệt được sự giống và khác nhau giữa vận chuyển chính ngạch và tiểu ngạch để lựa chọn ra con đường vận chuyển phù hợp với kế hoạch và mô hình kinh doanh của mình.

Trường Sinh – chuyên cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc chính ngạch và tiểu ngạch uy tín:


Dịch vụ vận chuyển tiểu ngạch hàng Trung Quốc về Việt Nam

Xuất nhập khẩu chính ngạch